User:Daeva Trạc/Dịch bài "Organisation of Ukrainian Nationalists"
Quốc Dân Hội Uy Kiên | |
---|---|
Організація українських націоналістів | |
Flag |
Quốc Dân Hội Uy Kiên (OUN; tiếng Ukrainian: Організація українських націоналістів, romanized: Orhanizatsiya ukrayins'kykh natsionalistiv), cũng có thể được dịch là Tổ chức Dân tộc chủ nghĩa Ukraina hay Tổ chức Quốc gia chủ nghĩa Ukraina, là một tổ chức có tư tưởng dân tộc Ukraina được thành lập vào năm 1929 tại thành phố Viên của Áo. Quốc Dân Hội Uy Kiên được tạo lập từ sự thống nhất giữa các nhóm cực hữu nhỏ lẻ lại với nhau, là tổ chức chính trị cánh hữu lớn và quan trọng nhất của người Ukraina vào thời kỳ giữa hai cuộc Chiến tranh Thế giới, hoạt động chủ yếu trên lãnh thổ của nước Đệ nhị Cộng hòa Ba Lan.[1][2]
Lịch sử
[edit]Sau khi Thế chiến thứ nhất, hàng loạt các quốc gia đã được thành lập trên các lãnh thổ thuộc Đế quốc Áo-Hung, trong đó có Cộng hòa Nhân dân Tây Ukraina. Tây Ukraina sau đó đã bị đánh bại trong cuộc chiến tranh với Đệ nhị Cộng hòa Ba Lan và lãnh thổ bị sáp nhập hoàn toàn vào nước này. Một năm sau, các sĩ quan lưu vong của Quân dội Quốc gia Ukraina đã thành lập nên Tổ chức Quân sự Uy Kiên (UVO, Українська Військова Організація), tiếp tục đấu tranh cho nền độc lập dân tộc.[3][4]
Người đứng đầu UVO, Yevhen Konovalets, đã lãnh đạo hàng loạt các cuộc tấn công, phá hoại vào nửa đầu năm 1922 nhằm vào các khu định cư của người Ba Lan. Ngoài ra, UVO còn tổ chức 17 cuộc tấn công nhằm vào các quan chức Ba Lan và 15 vụ khác nhằm vào những người Ukraina bị coi là phản bội. Tổng cộng có 5 quan chức bị ám sát và 9 người Ukraina bị giết.[5]
Khi Hội Quốc Liên công nhận chủ quyền của Ba Lan tại tây Ukraina vào năm 1923, nhiều hội viên của UVO đã rời khỏi tổ chức, đồng thời các đảng phái hợp pháp của người Ukraina cũng đã chỉ trích các hoạt động khủng bố của nhóm này. Không còn nhận được sử ủng hộ từ nhân dân trong nước, UVO đã quay sang nhận viện trợ từ Đức và Litva. Năm 1929, UVO cùng với các nhóm dân tộc cực hữu của sinh viên gốc Ukraina đã thống nhất với nhau thành Quốc Dân Hội Uy Kiên (OUN), với Yevhen Konovalets làm đảng trưởng cho đến khi bị ám sát năm 1938.[6][7]
Năm 1940, trong khi Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra, thì Quốc Dân Hội Uy Kiên đã bị chia rẽ thành hai phái. Phái OUN-M gồm các thành viên lớn tuổi và ôn hòa, lãnh đạo bởi Andriy Melnyk; và phái OUN-B gồm các thành viên trẻ tuổi và cực đoan, đứng đầu là Stepan Bandera.[8]
Ngày 30 tháng 6 năm 1941, OUN-B tuyên bố thành lập Chính phủ Quốc gia Ukraina (Українське Державне Правління) tại thành phố Lviv, hy vọng có thể hợp tác với quân Đức Quốc Xã trong cuộc chiến với Liên Xô mà họ cho là sẽ giúp giải phóng nhân dân Ukraina khỏi ách đô hộ của Xô Viết. Chính phủ Quốc gia của OUN thậm chí đã thực hiện hai cuộc tàn sát nhằm vào dân Do Thái tại Lviv.[9] Tuy nhiên, chính phủ này đã nhanh chóng bị giải tán bởi người Đức nhằm thiết lập nên Dân ủy Đế chế Ukraina (Reichskommissariat Ukraina), được quản lý trực tiếp bởi quân đội Quốc Xã, với nhiều vị trí được nắm giữ bởi thành viên của OUN-M.[10]
Tháng 10 năm 1942, OUN-B lập nên lực lượng quân đội cho riêng mình mang tên Loạn Quân Uy Kiên (UPA, Українська повстанська армія), bắt đầu một cuộc chiến chống lại cả Liên Xô và Đức Quốc Xã, đồng thời thực hiện hàng loạt cuộc thảm sát người Ba Lan tại miền Tây Ukraina.[11][12]
Sau chiến tranh, OUN vấn tiếp tục đấu tranh vũ trang chống Liên Xô mãi đến tận năm 1958. Tổng cộng, lực lượng Liên Xô đã giết 153.000 binh sĩ UPA, bắt giữ 134.000 tù binh, và trục xuất 203.000 người bao gồm thành viên của UPA, thân nhân của họ cùng với những người ủng hộ Quốc Dân Hội. Cả hai phái của OUN sau đó đều hoạt động ở hải ngoài và có ảnh hưởng khá lớn trong các cộng đồng người Ukraina.[12][nb 1]
OUN-B thành lập một tổ chức có tên là Khối các quốc gia chống Bolshevik (ABN) do Yaroslav Stetsko đứng đầu. Rất nhiều các nhóm dân tộc khác đã gia nhập khối này, hầu hết là các cộng đồng đến từ Đông Âu (trừ Ba Lan) như Croatia, Baltic, Cossacks, Hungary, Georgia, và Tiệp Khắc. Vào những năm 1970, còn có sự gia nhập của các tổ chức chống cộng người Việt Nam và Cuba.[13][14][15]
Sau khi Liên Xô tan rã, cả hai phe OUN đã quay lại Ukraina. Trong khi OUN-M ủng hộ Đảng Cộng hòa Uy Kiên thì OUN-B đã tự tổ chức lại với tên gọi mới là Đại hội Dân tộc chủ nghĩa Ukraina (KUN, Конгрес українських націоналістів). Năm 2003, KUN và ABN được lãnh đạo bởi Slava Stetsko.[16][17]
Vào ngày 9 tháng 3 năm 2010, theo tờ Kyiv Nhật Báo (Kyiv Post) thì OUN đã khước từ lời kêu gọi của Yulia Tymoshenko nhằm đoàn kết "tất cả các lực lượng yêu nước quốc gia" chống lại tổng thống bấy giờ là Viktor Yanukovych. Tuy nhiên, OUN cũng đề nghị không tiến hành việc hủy bỏ danh hiệu Anh hùng Ukraina được trao cho Stepan Bandera và Roman Shukhevych mà Yanukovych muốn thực hiện.[18]
Vào ngày 19 tháng 11 năm 2018, Quốc Dân Hội Uy Kiên và đồng minh đã tán thành đề cử Ruslan Koshulynskyi trong cuộc bầu cử tổng thống Ukraina năm 2019. Kết quả là Koshulynskyi nhận được 1,6% số phiếu bầu.[19]
Di sản
[edit]Các đảng phải hiện đại được cho là kế thừa tư tưởng của Quốc Dân Hội bao gồm: Toàn Uy Kiên Hội "Tự Do" (Svoboda), Hữu Chi (Pravyi Sektor), Quốc Hội Uy Kiên - Nhân dân Tự vệ (UNA-UNSO), và Đại hội Dân tộc chủ nghĩa Ukraina (KUN).[12][nb 2][20] Theo nhà sử học Per Anders Rudling, một trong những lý do khiến vai trò của OUN vẫn còn bị tranh cãi trong lịch sử là do các nhóm này đã phát triển văn học biện minh hoặc phủ nhận di sản chính trị phát xít của tổ chức này và sự hợp tác với Đức Quốc xã.[12][nb 3][21]
Vào ngày 1 tháng 10 năm 2023, trong "Ngày tưởng niệm những người đã bảo vệ đất nước", Tổng thống Ukraina, Volodymyr Zelenskyy, đã đổi tên tiểu đoàn trinh sát riêng biệt thứ 131 của Lực lượng Mặt đất thành Yevhen Konovalets, nhà sáng lập OUN.[22][23][24]
Nguồn
[edit]Ghi chú
[edit]- ^ Rudling writes: "After the war, the UPA until 1953 continued a hopeless struggle against the Soviet authorities, in which they killed 20,000 Ukrainians. The Soviet authorities killed 153,000 people, arrested 134,000 and deported 203,000 UPA members, sympathizers and their families (Siemaszko, 2010: 93; Motyka, 2006: 649)."[12]
- ^ Rudling writes: "After 1991, the OUN faced considerable difficulties re-establishing itself in independent Ukraine. It split between the Congress of Ukrainian Nationalists (KUN) in Ukraine and the émigré OUN(b), led by second-generation émigrés in Germany and Australia. Today, no fewer than four organizations claim to be the heirs to Stepan Bandera — KUN and the émigré OUN(b), the clandestine 'Tryzub imeni Bandery' ('Trident'), and VO Svoboda (Kuzio, 2011). The latter was initially founded in Lviv in 1991 as the Social-National Party of Ukraine through the merger of a number of ultranationalist organizations and student fraternities. Its ideology was inspired by Stets'ko's ideology of "two revolutions", one national and one social. As a party symbol, it chose a mirror image of the so-called Wolfsangel, or Wolf's hook, which was used by several SS divisions and, after the war, by neo-Nazi organizations. It organized a paramilitary guard and recruited skinheads and football hooligans into its ranks. Its appeal to Ukrainian voters was limited."[12]
- ^ Rudling writes: "The OUN wings disagreed on strategy and ideology but shared a commitment to the manufacture of a historical past based on victimization and heroism. The émigrés developed an entire literature that denied the OUN's fascism, its collaboration with Nazi Germany, and its participation in atrocities, instead presenting the organization as composed of democrats and pluralists who had rescued Jews during the Holocaust. The diaspora narrative was contradictory, combining celebrations of the supposedly anti-Nazi resistance struggle of the OUN-UPA with celebrations of the 14th Waffen Grenadier Division of the SS (1st Galician) a Ukrainian collaborationist formation established by Heinrich Himmler in 1943 (Rudling, 2011a, 2011c, 2012a)."[12]
Chú thích
[edit]- ^ Rudling, Per Anders (2016). "The Cult of Roman Shukhevych in Ukraine: Myth Making with Complications". Fascism. 5 (1): 31. doi:10.1163/22116257-00501003. ISSN 2211-6249.
Founded in 1929, the OUN was the largest and most important Ukrainian far-right organization. Explicitly totalitarian, the movement embraced the Führerprinzip, a cult of political violence, racism, and an aggressive anti Semitism. It sought the establishment of Ukrainian statehood at any price..
- ^ Bellant, Russ (1991). Old Nazis, the New Right, and the Republican Party. South End Press. p. 69. ISBN 978-0-89608-418-6.
During the rise of European fascism after World War I, some Ukrainian nationalist groups tied their hopes to fascism as an ideology and then collaborated with Hitler and nazism in World War II. One Ukrainian nationalist group was the Organization of Ukrainian Nationalists (OUN) which split into two organizations: a less militant wing, led by Andrew Melnyk and known as OUN-M, and the extremist group of Stepan Bandera, known as OUN-B.
- ^ Motyka 2006, p. 36.
- ^ Christopher Gilley (2006). A Simple Question of 'Pragmatism'? Sovietophilism in the West Ukrainian Emigration in the 1920s Archived 30 September 2007 at the Wayback Machine Working Paper: Koszalin Institute of Comparative European Studies pp.6–13
- ^ Motyka 2006, p. 37-38.
- ^ "Organization of Ukrainian Nationalists". www.encyclopediaofukraine.com.
- ^ Orest Subtelny. (1988). Ukraine: A History. Toronto: University of Toronto Press. pp.441–446.
- ^ Rudling, Per Anders (2013). "The Return of the Ukrainian Far Right: The Case of VO Svoboda" (PDF). Analysing Fascist Discourse: European Fascism in Talk and Text.
- ^ "Державний архів Львівської області". Archived from the original on 5 January 2017. Retrieved 19 December 2016.
- ^ Armstrong 1963, p. 91–98.
- ^ Timothy Snyder. (2004) The Reconstruction of Nations. New Haven: Yale University Press: pg. 168
- ^ a b c d e f g Cite error: The named reference
rudling2013wr
was invoked but never defined (see the help page). - ^ "Ukrainian News Agency". Archived from the original on 17 March 2008. Retrieved 13 March 2008.
- ^ Encyclopedia of Ukraine, Anti-Bolshevik Bloc of Nations
- ^ Cite error: The named reference
:0
was invoked but never defined (see the help page). - ^ (in Ukrainian) Конгресс Українських Націоналістів, Database DATA
- ^ Andrew Wilson. (1997). Ukrainian Nationalism in the 1990s: a Minority Faith. Cambridge University Press.
- ^ "OUN rejects Tymoshenko's calls to form united opposition". Kyiv Post. Interfax-Ukraine. 9 March 2010. Archived from the original on 18 August 2021.
- ^ Zelenskiy wins first round but that's not the surprise, Atlantic Council (4 April 2019)
- ^ Umland, Andreas; Anton Shekhovstsov (2013). "Ultraright Party Politics in Post-Soviet Ukraine and the Puzzle of the Electoral Marginalism of Ukraine Ultranationalists in 1994–2009". Russian Politics and Law. 51 (5): 33–58. doi:10.2753/rup1061-1940510502. S2CID 144502924.
In 1990, one of the best known nationalist parties—the Ukrainian National Assembly (UNA), headed by Dmytro Korchyns'kyi—was established in Lviv ... . In Ukraine itself, the UNA-UNSD became a media phenomenon, not least thanks to its deliberate provocation aimed at left-wing and pro-Russian forces and its frequent clashes with the police. But the UNA had little political success ... . The second best-known ultraright party to emerge at the beginning of the 1990s was the Congress of Ukrainian Nationalists (CUN)—a direct heir of the Organization of Ukrainian Nationalists (Bandera) (OUN-B), which Stepan Bandera headed in 1940 after a split in the original OUN. The continuity between the OUN-B and the CUN was ensured by the return from abroad of Iaroslava Stets'ko, a former member of the OUN-B and the widow of Iaroslav Stets'ko, one of the leaders of the OUN-B and the Ukrainian Insurgent Army
- ^ Rudling, Per Anders (1 July 2012). "'They Defended Ukraine': The 14. Waffen-Grenadier-Division der SS (Galizische Nr. 1) Revisited". The Journal of Slavic Military Studies. 25 (3): 329–368. doi:10.1080/13518046.2012.705633. ISSN 1351-8046. S2CID 144432759.
- ^ "В ЗСУ з'явився батальйон Євгена Коновальця" [A battalion of Yevhen Konovalets has appeared in the Ukrainian Armed Forces]. Istorychna Pravda.
- ^ "Зеленський присвоїв ім'я Євгена Коновальця 131-му окремому розвідбатальйону Сухопутних військ ЗСУ" [President Zelenskyi names 131st separate reconnaissance battalion of the Armed Forces of Ukraine after Yevhenii Konovalets]. Hromadske Radio.
- ^ "On the Day of Defenders of Ukraine, the President presented state awards and took part in the oath taking by military lyceum students". president.gov.ua.
Thư mục
[edit]- Armstrong, John (1963). Ukrainian Nationalism. New York: Columbia University Press.
- Breitman, Richard (1991). "Himmler and the 'Terrible Secret' among the Executioners". Journal of Contemporary History. 26 (3/4): 431–451. doi:10.1177/002200949102600305. ISSN 0022-0094. JSTOR 260654. S2CID 159733077.
- Gomza, I. (2015). Elusive Proteus: A study in the ideological morphology of the Organization of Ukrainian Nationalists. Communist and Post-Communist Studies, 48(2/3), 195–207.
- Kopstein, Jeffrey S. (3 December 2020). "Pogroms". Key Concepts in the Study of Antisemitism. Cham: Springer International Publishing. pp. 215–228. doi:10.1007/978-3-030-51658-1_17. ISBN 978-3-030-51657-4. S2CID 240643166.
- Jonathan Levy, The Intermarium: Wilson, Madison, & East Central European Federalism.
- Lower, Wendy (2012). "Axis collaboration, Operation Barbarossa, and the Holocaust in Ukraine". In Alex J. Kay; Jeff Rutherford; David Stahel (eds.). Nazi Policy on the Eastern Front, 1941: Total War, Genocide, and Radicalization. University of Rochester Press. ISBN 978-1-58046-407-9.
- Paul Robert Magocsi (1989), Morality and Reality: the Life and Times of Andrei Sheptytskyi, Edmonton Alberta: Canadian Institute of Ukrainian Studies, University of Alberta, ISBN 0-920862-68-3.
- Motyka, Grzegorz (2006). Ukraińska partyzantka 1942-1960. Działalność Organizacji Ukraińskich Nacjonalistów i Ukraińskiej Powstańczej Armii [Ukrainian partisans 1942-1960. Activities of the Organization of Ukrainian Nationalists and the Ukrainian Insurgent Army] (in Polish). Warsaw.
{{cite book}}
: CS1 maint: location missing publisher (link) - Grzegorz Motyka (2005), Służby bezpieczeństwa Polski i Czechosłowacji wobec Ukraińców (1945–1989), Instytut Pamięci Narodowej, Warszawa, ISBN 83-89078-86-4. (in Polish)
- Rossoliński-Liebe, Grzegorz (2014). Stepan Bandera: The Life and Afterlife of a Ukrainian Nationalist: Fascism, Genocide, and Cult. Columbia University Press. ISBN 978-3838266848.
- Rossoliński-Liebe, G. (2019). Inter-Fascist Conflicts in East Central Europe: The Nazis, the “Austrofascists,” the Iron Guard, and the Organization of Ukrainian Nationalists. In G. Rossoliński-Liebe & A. Bauerkämper (Eds.), Fascism without Borders: Transnational Connections and Cooperation between Movements and Regimes in Europe from 1918 to 1945 (1st ed., pp. 168–191). Berghahn Books.
- Shkandrij, M. (2015). The Organization of Ukrainian Nationalists. In Ukrainian Nationalism: Politics, Ideology, and Literature, 1929-1956 (pp. 101–132). Yale University Press.
- Władysław Siemaszko, Ewa Siemaszko (2000), Ludobójstwo dokonane przez nacjonalistów ukraińskich na ludności polskiej Wołynia 1939–1945, Kancelaria Prezydenta Rzeczpospolitej Polskiej, Warszawa, tom I i II, 1,433 pages, photos, quells, ISBN 83-87689-34-3. (in Polish)
- Snyder, Timothy (2003). "The Causes of Ukrainian-Polish Ethnic Cleansing 1943" (PDF). Past & Present. 179: 197–234. doi:10.1093/past/179.1.197.
- Orest Subtelny, Ukraine: A History, Toronto: University of Toronto Press, 1988, ISBN 0-8020-5808-6.
- Andrew Wilson, The Ukrainians: Unexpected Nation, New Haven: Yale University Press, 2000, ISBN 0-300-08355-6.
- Антонюк Ярослав Діяльність, "СБ ОУН на Волині." Луцьк : «Волинська книга», 2007. – 176 с.
- Антонюк Ярослав Діяльність, "СБ ОУН(б) на Волині таЗахідному Поліссі (1946–1951)" : Монографія. – Луцьк: «Надстир'я-Ключі», 2013. – 228 с.
Liên kết ngoài
[edit]- Organization of Ukrainian Nationalists webpage in Ukrainian
- Petelycky, Stefan (1999). Into Auschwitz, for Ukraine (PDF). Kashtan Press. ISBN 978-1-896354-16-3. Archived from the original (PDF) on 4 March 2016. Retrieved 4 January 2021.War memoirs of an OUN veteran.